0

Chuyên gia tâm lý kiểm soát cảm xúc bản thân như thế nào? | Safe and Sound

Chuyên gia tâm lý thường xuyên tiếp xúc với những câu chuyện của thân chủ và không ít trong số đó đem lại năng lượng tiêu cực. Nếu một chuyên gia tâm lý kiểm soát cảm xúc không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến bản thân và hiệu quả công việc. Vậy hãy tìm hiểu xem chuyên gia tâm lý kiểm soát cảm xúc như thế nào nhé?

Nguyễn Hoàng Nguyên | Thạc sĩ. Bác sĩ – Viện  lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Chuyên gia tâm lý kiểm soát cảm xúc, giải tỏa stress như thế nào?

Chuyên gia tâm lý có thể gặp phải các cảm xúc mạnh mẽ, có thể là căng thẳng hoặc khó chịu sau khi tham vấn. Quản lý cảm xúc của bản thân chính là chìa khóa để duy trì trạng thái tinh thần và hiệu suất làm việc của họ. Đối với họ, khả năng nhận biết cảm xúc của bản thân đang gặp phải là yếu tố quyết định để có thể kiểm soát mình. Họ có thể tự hỏi và phân tích nguyên nhân, gốc rễ của cảm xúc và cách mà nó sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ hay hành vi của bản thân.

Bên cạnh khả năng nhận biết cảm xúc, các chuyên gia tâm lý cũng có kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng cách tạo ra các môi trường sống và làm việc “healthy”. Họ luôn duy trì lịch làm việc hợp lý, hoàn thành công việc ở cơ quan hoặc phòng tham vấn và đảm bảo quy tắc không mang việc về nhà. Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý còn tham gia các hoạt động giải trí hay thể dục thể thao thường xuyên. Chạy bộ, aerobic, gym, yoga,… đều là những bộ môn được nhiều chuyên gia tâm lý luyện tập.

Bên cạnh những việc làm của riêng cá nhân, chuyên gia tâm lý còn có thể giải tỏa stress bằng cách tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp. Với mạng lưới đồng nghiệp dày đặc, các chuyên gia tâm lý có thể chia sẻ kinh nghiệm hay thảo luận về các vấn đề gặp phải. Vừa nhận được sự đồng cảm lại tăng vốn hiểu biết là điều mà ai cũng mong muốn. Ngoài ra, chuyên gia tâm lý cũng thường rất được người thân hay bạn bè yêu quý. Do đó, họ có thể chia sẻ cảm xúc với những người thân yêu để giải tỏa stress.

Ảnh 1: Lịch trình phù hợp giúp chuyên gia tâm lý tạo ra môi trường tốt hơn cho tinh thần

2. Chuyên gia tâm lý còn có các bài tập để tĩnh tâm, thư giãn cảm xúc

Nếu coi khả năng nhận biết là tay phải thì các bài tập sẽ là tay trái của các chuyên gia tâm lý trong việc kiểm soát cảm xúc bản thân. Các bài tập thở hay căng chùng cơ sẽ giúp họ tập trung vào việc thư giãn cơ thể thay vì phải nghĩ về các câu chuyện của thân chủ hay các công việc còn dang dở. Cách làm này bên cạnh hiệu quả thư giãn còn giúp họ hạn chế rối loạn giấc ngủ, giảm triệu chứng cơ thể mệt mỏi. Những bài tập mà các chuyên gia tâm lý hay sử dụng có thể kể đến là bài tập thở bụng, thở hình vuông hay bài tập căng chùng các nhóm cơ hoặc một số động tác yoga riêng biệt. Cách thực hiện như sau:

Đối với bài tập thở bụng: Đặt một tay lên ngực và một tay lên bụng. Thở sâu vào mũi, đảm bảo bụng căng lên hít vào và xẹp xuống khi thở ra. Quá trình này giúp chuyên gia tâm lý thở từ sâu bụng, làm dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng.

Thở hình vuông: Hít thở sâu bằng mũi trong khoảng 4 giây, giữ hơi trong 4 giây, sau đó thở ra bằng miệng trong 4 giây. Lặp lại quy trình này trong khoảng 5-10 phút.

Thở liên tục: Thực hiện liên tục thở ngắn và nhanh, không ngừng nghỉ giữa các hơi thở. Cách thở nhanh này giúp tăng cường sự tỉnh táo và tăng cường năng lượng.

Ảnh 2:  Bài tập thở giúp tinh thần thư thái và giải tỏa stress

Quản lý cảm xúc là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự kiên nhẫn dài lâu. Dù sao đi nữa, chuyên gia tâm lý vẫn là con người, và quyền được cảm nhận, bộ lộ hay chia sẻ cảm xúc cá nhân là hoàn toàn tự nhiên và cần thiết

: Chuyên gia tâm lý kiểm soát cảm xúc bản thân như thế nào? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound